VI LƯỢNG CHO CHẤT LƯỢNG HOA MÀU
Vi Lượng Chìa Khóa Cho Năng Suất Cây Trồng
By Jael Batty – Bio Huma Netics Inc.
Các chuyên gia nói rằng việc sử dụng một lượng rất nhỏ các loại vi lượng cho cây trồng cho thể khai mở được rất nhiều tiềm năng tăng năng suất hoa màu.
Bởi Larry Cooper và Tiến sĩ Rita- Abi – Ghanem
Vi lượng đóng vai trò quan trọng trong việc trong việc quyết định chất lượng mùa vụ, năng suất và sức khỏe của cây trồng. Tuy nhiên, vi lượng thường hay bị bỏ qua trong các quy trình chăm sóc cây trồng của các nhà nông. Trong bài báo này, chúng tôi muốn nói khái quát về vi lượng là gì, vai trò của vi lượng và các nguyên nhân tác động đến nồng độ các chất vi lượng trong đất và các điều kiện khác, làm sao để nhận biết cây trồng đang thiếu các chất vi lượng và các bước quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ các vi lượng cần thiết trong quy trình chăm sóc cây trồng.
Khoa học đã nhận dạng được 17 loại vi lượng quan trọng cho cây trồng phát triển khỏe mạnh. Nước và không khí thong thường cung cấp ba nguyên tố quan trọng nhất là Cac-bon, hydro và oxy. Các nguyên tố còn lại có thể tìm thấy trong môi trường đất. Chúng ta quen thuộc với 6 nguyên tố dinh dưỡng mà cây sử dụng nhiều trong quá trình sinh trưởng (đa lượng và trung lượng): đạm, lân, kali, canxi, magie, và lưu huỳnh. Ngoài ra, cũng có tám nguyên tố dinh dưỡng được cây sử dụng với lượng ít hơn như bo, clo, đồng, sắt, mangan, molybden, nicken và kẽm, các vi lượng khác không quan trọng cho cây trồng, tuy nhiên sẽ mang lại lợi ích cho các vi sinh vật như Coban, silicon, selen, vanadium, vân vân. Vi lượng thường hay bị lãng quên. Tất cả đều là chuyện nhỏ có đúng không?
Sai, nhỏ nhưng không có nghĩa là kém quan trọng. Sự thật, bằng nhiều cách vi lượng nắm vai trò quan trọng trong việc quy định các nguyên tố dinh dưỡng khác được sử dụng và cây trồng sinh sôi phát triển tốt như thế nào, năng suất ra sao?
Chức Năng của Các Nguyên Tố Vi Lượng:
Các nguyên tố vi lượng đóng nhiều vai trò phức tạp trong việc phát triển và sức đề kháng bệnh tật của cây trồng. Bao gồm quang hợp, sự tổng hợp các chất diệp lục, hô hấp, các chức năng của enzyme, sự hình thành của hoocmon, các quá trình sinh lý, quá trình cố định đạm và chuyển hóa các loại đạm thành dạng cây có thể sử dụng được, sự phân chia và phát triển của tế bào thực vật và khả năng vận chuyển nước trong cây trồng. Vi lượng khuyến khích sự phát triển mạnh và ổn định của hoa màu và cây trồng nhằm cho ra năng suất cao hơn và tăng chất lượng thu hoạch – tối ưu hóa đặc tính di truyền của thực vật. Cụ thể hơn, sự xuất hiện của vi lượng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của bộ rễ, tăng khả năng đậu trái và làm hạt chắc khỏ, cải thiện sức đề kháng và sức mạnh cây trồng.
Sự thiếu hụt dinh dưỡng vi lượng hoặc bị nhiễm độc biểu hiện qua việc cây trồng bị kém phát triển, năng suất thấp, chết dần chết mòn hoặc chết ngay lập tức.Vi lượng cũng là nguồn thức ăn chính cho các loại vi sinh vật trong đất gián tiếp mang lại lợi ích cho cây trồng như tham gia vào nhiều chu trình tuần hoàn dinh dưỡng quan trọng trong hệ rễ và đất.
Đương nhiên, sản phẩm cuối cùng là vai trò của các chất vi lượng khi hoa màu được mang đến bàn ăn trong các gia đình. Ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng các loại hoa màu được canh tác trên các đất chứa ít nguyên tố vi lượng có thể không cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu trong các bữa ăn hàng ngày của con người, mặc dù hoa màu không có dấu hiệu bị thiếu dinh dưỡng. Những thiếu hụt dưỡng chất không thể nhận diện bằng mắt thường chỉ có thể được nhận biết thông qua các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm mà chúng tôi sẽ thảo luận bên dưới.
Các Chất Vi Lượng và Đất:
Các chất vi lượng có sẵn trong đất tự nhiện thông qua quá trình phân hủy tự nhiên của các khoáng chất trong đá thành các dạng ion cây có thể sử dụng được. Một số vi lượng được giải phóng trong đất qua quá trình phân hủy các chất hữu cơ từ các xác động thực vật.
Một khía cạnh quan trọng liên quan đến vi lượng là cây có thể hấp thụ thuận lợi các loại vi lượng hay không? Vi lượng có sẵn trong đất nhưng trong một vài trường hợp chúng ở dạng các hợp chất hóa học rễ không thể hấp thụ được. Các đặc điểm vật lý của đất và điều kiện môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định thời điểm và cách thức dinh dưỡng đất, đặc biệt là các loại vi lượng có thể được cây sử dụng.
Sự rò rỉ axit có thể loại bỏ hầu hết các chất vi lượng trong đất, như canh tác thường xuyên – một lượng lớn các chất dinh dưỡng trong đất cạn kiệt sau mỗi vụ thu hoạch.
Bón dư lân có thể gây ra tình trạng thiếu hụt vi lượng trong đất cụ thể là kẽm và sắt.
pH quá cao hoặc quá thấp có thể làm giảm nồng độ vi lượng trong đất (Hình 1) hoặc có thể gây ra tình trạng độc vi lượng. Hầu hết các loại thực vật có dãy pH tối ưu giúp cho các loại vi lượng hòa tan vừa đủ thỏa mãn như cầu của cây trồng mà không gây ngộ độc cho thực vật.
Đất có chứa quá ít hoặc quá nhiều chất hữu cơ hoặc quá nhiều cát hoặc đất sét nặng có thể gây ra sự mất cân bằng vi lượng trong đất.
Thoái hóa đất làm mất đi một lượng lớn các chất humus và hữu cơ – giá thể chính cho vi lượng bám vào.
Đất lạnh và ẩm ướt có thể làm chậm hoặc ngưng quá trình phát triển rễ; vì vậy, bộ rễ không hấp thu vi lượng đủ cho cây.
Các Dạng Thiếu Vi Lượng Thông Thường:
Một vài loại hoa màu và loại đất dễ dàng gặp phải tình trạng thiếu hụt vi lượng hơn các loại khác bao gồm thiếu bo ở Alfalfa, thiếu đồng ở cây lúa mì, bắp và đậu nành; thiếu niken ở cây óc chó, và thiếu molybden ở đậu nành. Thiếu kẽm thường xảy ra ở các vùng đất bị thoái hóa, có nồng độ lân cao, đất cát, có độ pH cao và đất chứa nhiều canxi. Đất khó thoát nước cũng có thể bị thiếu vi lượng.
Một vài biểu hiện thường thấy bao gồm cây thấp lùn; chậm phát triển; lá vàng và héo (thường thấy ở lá non); lá dày, nhàu, quoắn, hoặc giòn; chết đọt; hoa, ngọn và hạt không phát triển; lem lép hạt, trái bị biến dạng; và tăng bệnh ở rễ. Những triệu chứng này thường hay xảy ra ở những mảng bất thường giữa cánh đồng và có thể xuất hiện các biểu hiện giống như hạn hán. Lưu ý rằng thỉnh thoảng các “trận đói ngầm” vi lượng có thể xảy ra, nhưng hoa màu không thể hiện các biểu hiện ra bên ngoài, chỉ đến khi năng suất giảm xút thì nông dân mới phát hiện ra.
Kiểm Tra Mô Tế Bào Thực Vật và Kiểm Tra Đất:
Trong khi các biểu hiện có thể nhìn thấy bằng mắt thường và các điều kiện đất đáng nghi ngờ có thể làm tăng khả năng mối quan ngại về việc thiếu vi lượng, các tốt nhất để nhận dạng vấn đề và tiến hành các phương pháp cứu vãn tình trạng là kiểm tra các mô tế bào thực vật và đất. Các phòng nghiên cứu ở địa phương hoặc các văn phòng mở rộng có thể hướng dẫn bạn thông qua các quy trình, nhưng hãy luôn lưu ý về thế mạnh và các hạn chế của từng phương pháp.
Kiểm tra đất có thể đó ra các thông số dinh dưỡng có trong đất bằng các phương pháp thí nghiệm, cũng không phải là tổng số dinh dưỡng hoặc cũng không phải bằng sự có sẵn của các chất này cho thực vật. Bằng cách kết hợp kiểm tra đất định kỳ hàng năm với kiểm tra thí nghiệm tế bào thực vật thường xuyên, bạn có thể tạo ra các tỉ lệ dinh dưỡng cung cấp các giải pháp chuẩn đoán thiếu dinh dưỡng chính xác hơn cho từng loại triệu chứng của cây trồng. Thời gian cũng là một yếu tố quan trọng. Thực hiện các quá trình kiểm tra từ giai đoạn đầu đến giữa mùa vụ có thể cho bạn thời gian để điều chỉnh vấn đề thiếu hụt dinh dưỡng, trong khi lấy mẫu tế bào thực vật vào giai đoạn cuối mùa vụ lại tốt cho việc điều chỉnh dinh dưỡng cho mùa vụ tiếp theo.
Nếu bạn đang nghi ngờ rằng mùa vụ của bạn đang trong tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, lấy mẫu tế bào thực vật và đất từ những khu vự bị ảnh hưởng và không bị ảnh hưởng. Sự so sánh kết quả có thể tạo ra một bức tranh tổng quan của vấn đề đang mắc phải và chúng ta sẽ dễ dàng đưa ra các quyết định hành động tiếp theo.
Quản Lý Dinh Dưỡng Bốn Đúng:
Khi việc cung cấp vi lượng là cần thiết, bước tiếp theo là việc quản lý bón phân vi lượng theo tiêu chuẩn Bốn Đúng (4Rs). Đó là xác định đúng loại vi lượng cần bổ sung, theo đúng tỷ lệ để được kết quả tối ưu và đúng thời điểm trong ngày, giai đoạn phát triển và mùa vụ. Một bài thảo luận chi tiết về 3 đúng nằm ngoài mục đích chính của bài báo này; tuy nhiên, chúng ta sẽ trình bày chi tiết về cái đúng thứ tư, đúng nơi, cách thức bón phân.
Nhu cầu vi lượng biến đổi theo từng loại đất, loại hoa màu và nguồn dinh dưỡng có sẵn và hoa màu có được tưới tiêu đầy đủ hay trên vùng đất khô. Để biết thêm chi tiết về các hướng dẫn, các nguồn tham khảo về cách bón phân cho hoa màu và các nghiên cứu của bạn với các văn phòng hỗ trợ nông nghiệp và các đại lý phân bón lẻ tại địa phương. Quan trọng nhất vẫn là tìm ra được phương pháp bón vi lượng chuẩn bao gồm đúng lượng, đúng thời điểm bón để giúp cho bạn đạt được sự cân bằng hoàn hảo nhất cho tất cả các loại dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của cây trồng và tối ưu năng suất.
Nguồn: humagro.com
https://humagro.com/better-yields-with-micronutrients/