TÚI BỌC TRÁI CÂY NHỮNG HIỆU QUẢ VÀ HẠN CHẾ
Từ năm 2000, nhiều nhà vườn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã áp dụng các biện pháp hạn chế sâu bệnh tấn công trái cây bằng cách bọc trái cây bằng túi. Qua thực tế cho thấy, phương pháp khá hiệu quả nên được nhiều nhà vườn truyền tai nhau và áp dụng rộng rãi trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, mặc dù được sử dụng phổ biến rộng rãi, nhiều nhà vườn vẫn còn nhiều thắc mắc về công dụng, nguồn gốc xuất xứ, tác động trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng và nhà vườn như thế nào? Bài báo này sẽ là tóm tắt ngắn gọn về tất thảy các thông tin về túi bọc quả trên thị trường. Ngoài ra, bài báo sẽ giới thiệu một số phương pháp chăm trái khác mà không dùng túi bọc trái cây đối với các farm có diện tích lớn.
Túi Bọc Trái Cây Là Gì?
Cái tên nói lên tất cả, đó đơn giản chỉ là cái túi bọc trái cây nhằm hạn chế các tác động của môi trường và sâu bệnh hại và côn trùng tấn công lên trái, giúp trái có màu sắc và hình dáng đẹp, bắt mắt, bán được giá cao (Định nghĩa được tóm tắt thì các bài báo trên mạng). Hiện nay, túi bọc trái cây được bán trên thị trường chủ yếu được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ Đài Loan và Trung Quốc với giá thành khoảng từ 600 – 1400 đồng/túi tùy thành phần và công dụng. Có nhiều loại túi được sản xuất bằng nhiều chất liệu khác nhau như túi giấy có tráng lớp dầu hỏa chống thấm nước, túi PE (polyethylene) trong suốt hoặc hai lớp: lớp ngoài trắng đục, lớp trong màu đen, túi bằng vải không dệt, túi vi lỗ BOPP (Biaxally Orient Polypropylene Film).
Công dụng của túi bọc trái cây giúp hạn chế các tác động của môi trường như gió mưa làm trầy xước hoặc làm nám trái do nhiều nắng, hạn chế sâu bệnh đẻ trứng làm tổ trên trái như ruồi vàng, nhện đỏ, trĩ, rệp sáp, rầy,… gây biến dạng trái, vỏ sần sùi mất vẻ mỹ quan và giá trị của trái cây. Ngoài ra, túi bọc trái cây giúp hạn chế lượng thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu độc hại được sử dụng phun lên trái cây; bảo vệ môi trường và người sử dụng. Theo Tiến sĩ Võ Hữu Thoại, Phó Viện Trưởng Viện Cây Ăn Quả Miền Nam cho biết: “màu sắc của túi bao trái giúp tán xạ ánh sáng đều lên quả, làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu ánh sáng và tác động đến quá trình quang hợp, chuyển hóa các thành phần trong trái. Điều này làm tác động đến màu sắc và chất lượng của trái sau thu hoạch” giúp trái cây có màu sắc đẹp và bóng bẩy hơn so với không dùng túi bọc trái cây.
Tùy từng loại trái cây, sẽ có từng loại túi bao trái thích hợp. Ví dụ, xoài Cát Chu, Thanh La, Cát Hòa Lộc nên được bọc bằng các loại túi màu vàng bên trong có lớp tráng màu đen. Túi bọc trái này tán xạ ánh sáng tốt hơn giúp trái xoài có màu vàng hườm bắt mắt ngon miệng. Đối với xoài Đài Loan và xoài Úc, các loại túi trong hoặc trắng đục sẽ tốt hơn do chất liệu trong suốt cho phép ánh sáng xuyên thấu tăng cường quang hợp trên vỏ trái. Trái trông xanh và ngon hơn. Các loại túi vải không dệt thích hợp cho các loại bưởi. Đối với ổi, nên bọc hai lớp: lớp trong là xốp lưới và bọc bên ngoài bằng nilon giúp trái vẫn có thể sinh trưởng bình thường và đạt hiệu quả mỹ quan.
Tuy nhiên, an toàn và thuận tiện nhất vẫn là các loại túi trong hoặc trắng đục, do nhà vườn có thể quan sát sự chuyển đổi màu sắc và trạng thái của trái cây bên trong túi. Từ đó, phán đoán ngày thu hoạch cũng như tạo màu sắc của trái cây theo ý muốn.
Lợi Ích Của Túi Bọc Trái Cây:
Qua thực tế từ việc áp dụng của nhiều nhà vườn tại ĐBSCL cho thấy sử dụng túi bọc trái cây mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bà con nông dân.
Đạt chuẩn trái cây “con nhà người ta” ngon ngọt, đẹp mã, không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Trái cây được bọc trong túi có thể tránh các loại sâu đục quả, ruồi vàng, tránh được các bào tử nấm bệnh lây lan trong không khí, do đó các nhà vườn không cần phải phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ trái, giảm thiểu dư lượng thuốc trừ sâu, bảo vệ môi trường và đạt chuẩn thực phẩm sạch – an toàn của GAP. Năng suất trái cây tăng do không bị phá hoại bởi sâu bệnh.
Túi bọc trái cây được thiết kế chuyên biệt cho từng loại cây ăn trái, giúp nhà vườn có thể kiểm soát màu sắc của trái theo ý muốn và theo nhu cầu của thị trường, đạt chuẩn xuất khẩu và thu lại nhiều lợi nhuận. Lợi nhuận thu được từ trái cây đạt chuẩn tăng từ 20 – 30% so với các loại trái cây không sử dụng túi bọc trái cây. Hơn nữa, túi trái cây được khuyến khích sử dụng bởi các trạm khuyến nông do tính dễ sử dụng, an toàn cho cây ăn trái và người sử dụng.
Hạn Chế Khi Sử Dụng Túi Bọc Trái Cây:
Bên cạnh những mặt thuận tiện của túi bọc trái cây, cũng có nhiều mặt hạn chế như nông dân còn e ngại khi quyết định chọn mua túi bọc trái cây để bọc trái. Chứng kiến những chuyển biến rõ rệt của trái cây về màu sắc và hình dáng đẹp bên ngoài, nhiều người nghi ngờ liệu có hóa chất độc hại nào được tẩm vào trong những chiếc túi bọc “thần kỳ”, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng cũng như uy tín của các nhà vườn cung cấp nông sản. Hơn nữa, trên thị trường có nhiều loại túi “lạ” bọc trái cây không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán tràn lan làm nhiều người sử dụng không biết loại nào an toàn để sử dụng. Cho nên, nhà vườn cần chọn mua những loại túi bọc trái cây chất lượng uy tín được xác nhận bởi các cơ quan chức năng, để an tâm sử dụng hơn.
Túi bọc trái cây dù đơn giản, tuy nhiên nếu dùng sai loại túi cho các loại trái cây, có thể làm trái bị chín héo không đạt chất lượng như yêu cầu. Bọc trái bằng các loại túi nilon sẽ tạo nên “hiệu ứng nhà kính” cho trái, khiến trái không thể sinh trưởng phát triển bình thường, gây ra hiện tượng trái héo và rụng nhiều trong mùa khô do không thể trao đổi chất với môi trường bên ngoài. Theo Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Khải, Khoa Học Công Nghệ Sau Thu Hoạch, Học Viện Nông Nghiệp cho biết “những vùng có thời tiết nắng nóng như mấy ngày này ở miền Bắc và miền Trung, sử dụng màng bao gói cho quả bằng túi nilon như thường thấy ở các nhà vườn sẽ khiến oxy không xâm nhập được khiến quả không sinh trưởng tốt. Trời nắng nóng quá có thể gây nên hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ bên trong túi sẽ tăng cao khiến quả không thể sinh trưởng bình thường được, dễ dẫn đến héo, rụng”. Do đó, tùy theo từng loại trái và kích thước trái, nhà vườn tham khảo sử dụng loại túi thích hợp.
Ngoài ra, sử dụng túi bọc trái cây có thể làm tăng chi phí sản xuất trái cây của nông dân do chi phí cho túi, nhân công lao động bọc từng quả trong những chiếc túi, thay đổi túi tùy thuộc vào chu kỳ sinh trưởng của trái. Thời gian chi cho việc bọc quả cũng là một mối lo cho nhiều nhà vườn. Đối với các nhà vườn có diện tích sân vườn nhỏ tầm vài hecta trở lại, thì có thể áp dụng phương pháp bọc trái cây bằng túi để ngăn chặn sâu bệnh và bảo vệ trái cây trước tác động của thay đổi thời tiết. Tuy nhiên, tính khả thi của phương án này giảm dần theo sự tăng diện tích vườn. Bởi vì, diện tích càng lớn, nhà vườn càng cần nhiều nhân công thực hiện bao trái. Lượng công việc tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, ảnh hưởng tới lợi nhuận của nhà vườn, mặc dù giá thành của sản phẩm nông sản chất lượng cũng khá cao.
Do đó, để giảm thiểu tác hại của môi trường và của sâu bệnh lên trái cây. Điều quan trọng và cần thiết nhất đó là đảm bảo tính đề kháng của cây phải mạnh. Một cá thể khỏe mạnh sẽ cho ra những trái cây đạt chất lượng cao, chống chịu tốt trước các tác nhân gây hại. Nhà vườn cần lưu ý mật độ cây trồng trong vườn. Một số nhà vườn có diện tích nhỏ và trung bình, vì muốn thu được nhiều trái cây hơn, nên đã trồng cây với mật độ dày đặc. Điều này khiến cho mầm bệnh dễ lây lan từ cây này sang cây khác trong điều kiện thiên nhiên nóng ẩm mưa nhiều như ở Việt Nam. Chế độ dinh dưỡng cho cây cần đảm bảo đầy đủ: đa lượng và trung vi lượng theo từng chu kỳ phát triển của cây. Các loại phân bón hữu cơ truyền thống đã được ủ hoai kết hợp với phân bón hữu cơ khoáng được sản xuất theo công nghệ Micro Carbon Technology. Cây trồng có thể hấp thụ được ngay và nhanh chóng. Hạn chế dư lượng phân bón trong đất. Nông dân có thể tiết kiệm một khoảng chi phí khá lớn. Tạo rào chắn bảo vệ cho cây trồng bằng cách sử dụng các loại thuốc BVTV gốc sinh học cho cây trồng dựa theo kinh nghiệm trồng trọt từ các vụ trước giúp hạn chế sâu bệnh hại tấn công cây trồng.
(Nguồn: tổng hợp)